138/54 Nguyen Xi str., HCMC, Vietnam

Lập kế hoạch cho doanh nghiệp là công việc không còn quá xa lạ với dân trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay. Khi một doanh nghiệp ra đời, bắt buộc phải có một bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp hoạt động và tồn tại. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về dịch vụ lập kế hoạch thuế của chúng tôi. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất!

1. Thuế là gì?

Thuế được hiểu là khoản nộp bắt buộc mà các doanh nghiệp hay cá nhân phải có nghĩa vụ nộp cho nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế”

Khoản thuế được áp dụng với mục đích: Đây chính là nguồn chi phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Giúp thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội. Thu thuế với mục đích nhằm huy động tài chính cho sự phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương,…vv.

2. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước

2.1. Lệ phí môn bài

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC: Khai thuế môn bài là loại khai thuế nộp hàng năm: Người nộp thuế khi mới hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày.

Mức nộp lệ phí môn bài được quy định dựa trên mức số vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2.2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập. Loại thuế này được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

2.3. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là thuế VAT, thuế bán hàng là phần chênh lệch giữa thuế GTGT mua vào và thuế GTGT bán ra. Đây là loại thuế được kê khai theo tháng. 

2.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu. Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tạm tính hàng quý và quyết toán thuế của năm.

3. Những rủi ro khi doanh nghiệp không lập kế hoạch thuế

Mỗi dịp cuối năm là lúc các doanh nghiệp sẽ tiến hành kế hoạch và chi phí để nộp thuế, sẽ có những trường hợp họ không biết rõ tình hình của doanh nghiệp và nộp bao nhiêu cho phù hợp, các doanh nghiệp đều muốn bỏ ra con số thấp nhất nhằm tối ưu chi phí nhất có thể. 

– Một số trường hợp, doanh thu cuối năm tăng đột biến, dẫn đến số thuế phải nộp tăng đột biến.

– Nhưng cũng sẽ không thay đổi được bao nhiêu. Vì những lỗi trọng yếu đã nằm hết trên sổ sách kế toán rồi, rất khó để qua mặt cán bộ kiểm tra thuế.

– Không xác định được khi quyết thuế sẽ bị phạt truy thu bao nhiêu tiền.

– Họ phó mặc cho may rủi và khả năng thương lượng của nhân viên kế toán. 

– Do không có kế hoạch thuế, không lường trước được các hồ sơ chứng từ đi kèm với nghiệp vụ phát sinh, dẫn đến không giải trình được chi phí thực tế của doanh nghiệp. Hoặc đến cuối năm, kế toán mới rà soát lại, thiếu đủ thế nào mới bổ sung sau. Và đa phần là hợp thức hóa, rất rủi ro.

– Họ thường xuyên bỏ sót chi phí thực tế của Doanh nghiệp.

4. Quy trình nộp hồ sơ khai thuế ban đầu như thế nào?

Sau khi đã có giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng yêu cầu. Thì việc quan trọng cần làm chính là nộp hồ sơ đúng địa điểm. 

Bước 1: Doanh nghiệp cử người đại diện hợp pháp để mang hồ sơ lên Chi cục thuế Quận (Huyện) tại nơi đặt trụ sở. 

Bước 2: Tiếp đến, người đại diện doanh nghiệp cần tiến hành gặp trực tiếp người quản lý thuế của doanh nghiệp.

Bước 3: Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế ban đầu và các thủ tục đúng yêu cầu. Thì doanh nghiệp cần chờ thời gian nhân viên thuế xuống công ty xác minh.

5. Quy trình Lập kế hoạch tối ưu thuế cho doanh nghiệp

– Tiếp nhận những thông tin cần tư vấn của khách hàng, tiếp đến là phân tích và đánh giá những điểm trọng yếu cũng như tố chất hoạt động của công ty, đưa ra những thuận lợi và khó khăn để có cách giải quyết tốt nhất.

– Đề xuất phương án tư vấn và tổ chức công tác kế toán thuế cũng như xử lý các vấn đề tồn đọng hoặc vướng mắc.

– Lập kế hoạch triển khai dịch vụ tư vấn kế toán thuế và họp thống nhất với khách hàng để đưa ra phương pháp hiệu quả nhất.

– Thiết lập hợp đồng tư vấn và quy định cụ thể quyền lợi cũng như kết quả dự kiến trong công việc kế toán thuế của khách hàng sau khi tư vấn.

– Dịch vụ sẽ đưa người đi khảo sát, cùng với các chuyên gia tư vấn kế toán thuế thực hiện công việc theo kế hoạch đến khách hàng, để khách hàng dễ hình dung nhất có thể.

– Khuyến cáo chính sách, khuyến cáo các sai lầm và biện pháp khắc phục cho khách hàng.

– Nghiệm thu dịch vụ kế toán thuế và cam kết giải trình kết quả khi có thanh tra thuế.

– Hỗ trợ cập nhật chính sách, giải đáp vướng mắc trong quá trình hoạt động.

– Tiến hành cung cấp các biểu mẫu để phục vụ cho việc kê khai thuế, hạch toán kế toán thuế, lập báo cáo quyết toán thuế và giải trình kế toán thuế.

– Giải đáp trực tiếp qua điện thoại, email các vướng mắc của khách hàng (nếu có).

Trong năm 2022 đánh dấu một sự kiểm soát mạnh mẽ hơn về việc đóng thuế cho nhà nước so với những năm trước đó. Không chỉ quản lý chặt chẽ trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn, các chi cục thuế còn thường xuyên kết hợp với công an phường kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rà soát liên tục các doanh nghiệp có lượng tồn thuế. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp muốn đóng thuế ít nhất phải có kế toán có sự nhạy bén và chuyên nghiệp mới có thể thực hiện tốt nhất có thể.

Hãy nhanh tay liên hệ đến chúng tôi để có được báo giá tốt nhất vừa tối ưu chi phí cho doanh nghiệp lại mang lại hiệu quả cáo, đúng pháp luật, ngại gì không thử ngay hôm nay!